NHÂN VĂN-TRÍ TUỆ-HÀI HƯỚC

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

01. VŨ ĐĂNG SINH - BÀI CHỌN IN SÁCH

Kể thêm về bạn Đức Tấn 
Vũ Đăng Sinh
Lời BĐH - Chúng ta đã được đọc bài viết của bạn Phạm Kiên về bạn Đức Tấn. Chúng ta đã vô cùng cảm phục trước tấm gương của bạn ta vượt lên số phận để sống có ích cho gia đình cho xã hội. Có thể nói tấm gương Đức Tấn là tấm gương "Bi kịch Lạc quan". Gần đây BĐH lại nhận được bài viết của bạn Vũ Đăng Sinh cho chúng ta biết một mặt khác của cuộc sống vật chất và tâm hồn Đức Tấn.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

02. HÀ ĐĂNG TÍN - BÀI CHỌN IN SÁCH

Thầy tôi 
Hà Đăng Tín 
(K3)
BĐH - Ngay từ ngày mới thành lập Blog luson.quelam (2008), chúng ta đã có phong trào viết hồi ký "TUỔI THƠ TÔI". Trong cuộc đời mỗi con người, tuổi thơ là những "trang đời" sâu đậm nhất, huống hồ chúng ta: cùng trang lứa, cùng hoàn cảnh rồi lại cùng nhau chung sống, cùng nhau được dưỡng dục dưới cùng một mái trường hầu như khép kín với thế giới bên ngoài, suốt 4-5 năm trời đằng đẵng xa cha mẹ, xa tổ quốc. 

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

03. QUANG TRUNG - BÀI CHỌN IN SÁCH

CUỘC CHIA TAY HOÀN HẢO
Vũ Quang Trung
Lời phi lộ - Tôi và Duy Khắc từ Sài Gòn ra Hà Nội thay mặt anh chị em bạn Quế Lâm Miền Nam dự lễ tang bạn Mai Tâm tổ chức vào ngày 9-8 vừa rồi. Như Duy Khắc phát biểu trước linh cữu Mai Tâm, "đây là đám tang bạn Quế Lâm đi đông đảo nhất, vì tất cả chúng mình đều yêu quý Mai Tâm...". Cũng như Duy Khắc, tôi được gia đình ưu tiên phá lệ cho phát biểu thay mặt bạn Quế Lâm. Tôi đã nói rằng "Đây là cuộc chia tay hoàn hảo bởi người sống cảm nhận rất rõ, Mai Tâm là người trả nghĩa cuộc đời đến phút giây cuối cùng...". Không có tham vọng nói đầy đủ về Mai Tâm - một người bạn Quế Lâm chẳng quyền cao chức trọng...

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

04.PHẠM ĐỖ ĐỒNG - BÀI CHỌN IN SÁCH (3)

MẸ CON TÔI
Phạm Đỗ Đồng
Hồi kháng chiến chín năm, sợ máy bay nên chúng tôi thường phải học ban đêm. Vì vậy, mỗi đứa phải có một cái đèn dầu hỏa, phổ biến là đèn Hoa Kỳ. Tôi không có đèn nên phải nhờ ánh sáng của bạn bên cạnh. Có một lần làm tóan chia số lẻ, tôi cứ ghé sát vào bạn, làm thầy tưởng tôi coppy nên suýt cho ăn “một cái gì đó”, nhưng may sao, bài giải của tôi đúng, còn bạn sai, nên thóat nạn. Nhưng nếu cả hai cùng đúng hoặc cả hai cùng sai như nhau thì sao nhỉ? Thầy đứng cạnh chúng tôi hơi lâu, chỉ cần thêm một tý nữa là không biết tôi có cầm nổi mà không trào nước mắt hay không? Và nếu khóc thì chỉ cần chừng đó thôi, tai họa cũng đủ đổ xuống đầu bất phân sai đúng!

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

05. NGUYỄN ANH TUẤN (CTV)

VỚI TRƯỞNG NAM CỦA THI SĨ HOÀNG CẦM
(Sưu tầm trên Blog Nguyễn Trọng Tạo)

Tôi trở lại một vùng quê Kinh Bắc xưa… Chợt cồn cào nhớ đến một nhà nghiên cứu văn hóa quê gốc Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đó là anh Hoàng Kỳ. Tôi thuộc thơ của thi sĩ Hoàng Cầm từ rất nhiều năm trước khi biết đến người con trai đầu của cụ. Qua nhà thơ Thanh Kim, phóng viên báo Bắc Giang, tôi được gặp anh lần đầu tại thư viện của thị xã Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ). Mới gặp, anh có vẻ lịch sự xã giao, thậm chí như hơi đề phòng - thói quen hình thành trong một hoàn cảnh gia đình đầy sóng gió đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc đời anh… Nhưng dần dà, cái vỏ ngoài ấy đã biến mất hẳn sau nửa giờ trò chuyện, khi anh hiểu rõ rằng: trước mặt anh là một “con mọt sách”, đang muốn tìm hiểu về văn hóa vùng Kinh Bắc… 

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

06. VŨ DUY KHẮC - THƠ CHỌN IN SÁCH (Bài 2)

Hơn cả tình bạn
Vũ Duy Khắc


Tôi với Trung Hải cùng quê Kiến Thụy (Hải phòng). Hai ông Bố cũng là bạn chiến đấu. Năm 1966 bố tôi ra đảo Cát Bà họp và bị máy bay Mỹ thả bom nên đã hy sinh tại đó. Thời kì đó máy bay Mỹ đánh phá liên tục cảng Hải Phòng và đảo Cát Bà. Đáng lẽ buổi họp đó chỉ cần cấp trưởng phòng tham dự nhưng phân công vị nào cũng tìm lý do thoái thác vì sợ. Cuối cùng bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở phải đi. Và cụ đã chết thay cho bọn họ! Tiếc rằng sau đó cụ không được công nhận là liệt sĩ.

07. NGUYỄN NGỌC TIẾN - BÀI CHỌN IN SÁCH

Một thời mãi không quên

Nguyễn Ngọc Tiến

Cuối năm 1951, tôi và một số bạn hành quân lên Việt Bắc để tập trung sang nước bạn học tập. Tất cả đều lần đầu tiên xa nhà, xa người thân, duy chỉ có tôi là được bố đi theo cùng. Chúng tôi phải đi bộ, luồn rừng, lội suối theo những lối mòn để tránh máy bay Pháp phát hiện. Vậy mà khi đến Khe Mo vẫn bị dính “thằng B26”, chúng tôi phải chui vào cống ẩn nấp. Sau đó chúng tôi đến hang Bắc Sơn. Đoàn tôi có thêm các bạn Giáng Vân và Chu Cường...

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

08. TRỊNH XUÂN DIỄN - BÀI CHỌN IN SÁCH

TỪ VIỆT BẮC ĐẾN LƯ SƠN TỰU TRƯỜNG
(Trích Hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên”

Trịnh Xuân Diễn

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), gia đình tôi rời Thủ đô tản cư lên Thái Nguyên, định cư tại thôn Phúc Thanh, huyện Phú Bình. Còn Bố tôi vẫn ở lại Hà Nội, làm việc tại Văn phòng Chính phủ, tiếp tục tham gia “Tự vệ thành chiến đấu”, rồi cùng cơ quan chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Mãi cuối năm 1949 mới gặp lại gia đình.

09. ĐINH CÔNG KỲ - 2 BÀI

1) “CHỨC” LỚP TRƯỞNG VÀ NHỮNG KỶ NIỆM ĐẸP 
VỀ CÁC ANH CHỊ GIÁO VIÊN Ở QUẾ LÂM 
Đinh Công Kỳ
Tôi nhớ, vào mùa thu 1954, các bạn ở Lư Sơn xuống Quế Lâm, còn một số chúng tôi (Huy Túc, Tài Đức, Đinh Kim Lân, Nguyệt Nga, Thúy Kim, Dục Tú…) trước ở Quế Lâm xuống Khu học xá, giờ lại quay lên Quế Lâm. Chúng ta tập hợp thành lớp 5.

10. ĐỖ ĐỒNG - BÀI CHỌN IN SÁCH

CÁ LÓC ĐẠI HÀN 
(Cá quả, nói theo tiếng Bắc) 

Phạm Đỗ Đồng
Thật ra những chuyện “săn bắt” ở trong rừng không phải chỉ xảy ra khi “bom ngơi, đạn nghỉ” mà còn xảy ra ngay cả dưới bụng những con “cá rô”, “cá lẹp” Mỹ (tên gọi hài hước cho trực thăng) Thế mới biết: Trong bất cứ trường hợp nào, "phải sống”, vẫn là điều mạnh mẽ nhất.

11. THẾ LONG - BÀI CHỌN IN SÁCH (Bài 2)

Dấu vết khảo cổ

Hoàng Thế Long (Diachuoansai)
Lời BĐH - Tháng 8 năm 2003, trong cuộc Hội thảo về Trường TNVN LS.QL.NN nhân kỉ niệm 50 năm thành lập Trường, Uỷ viên BCT TW ĐảngTrần Đình Hoan, trong tham luận của mình đã đánh giá: “Trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, và chúng ta có quyền tự hào coi đó là một mô hình giáo dục tốt cần phải được nghiên cứu học tập”. Chúng ta hiểu, đây không chỉ là cảm nghĩ của “bạn Hoan lớp 3 trường ta”, mà là đúc kết của nhiều cơ quan có trách nhiệm được gửi gắm vào lời phát biểu chính thức của Trưởng Ban Tổ chức TW Đảng - đơn vị chính đã thành lập và quản lý Trường TNVN LS.QL theo chỉ thị của Bác Hồ. Giờ đây, sau hơn nửa thế kỷ, Thầy trò cùng trưởng thành và cùng có độ lùi để tự nhìn lại mình bằng con mắt tỉnh táo hơn. BĐH xin giới thiệu sau đây bài viết của blogger Diachuoansai (Thế Long) và coi như là một “đề dẫn” cho cuộc “hội thảo bỏ túi” trên Blog của K5. Rất mong cácThầy Cô, các bạn đóng góp ý kiến kể cả “phản biện”.

12. HOÀNG THẮNG

1. Khóc Hoàng Kỳ

Hoàng Thắng (Nguyệt Sinh)
Đại tá CAND


Ô hô! Cũng một kiếp người
Thơ thì ở lại, cuộc đời đã xong
Suối vàng bạn có biết không?
Trần gian còn những tấm lòng tiếc thương!
Những người bạn cũ cùng trường
Sẽ còn đi tiếp đoạn đường dở dang
Yên nghỉ nhé nơi Suối Vàng
Khỏi lo bao nỗi trần gian nhọc nhằn!
Vĩnh biệt! Một Văn nhân!

Hà Nội, 2-2-2008

13. HỒ ANH DŨNG - BÀI CHỌN IN SÁCH

NHỚ NHỮNG NGÀY Ở LƯ SƠN-
QUẾ LÂM-KHX NAM NINH
(Trích hồi ký)
Hồ Anh Dũng 

(Nguyên TGĐ Truyền hình Việt Nam)
Vào hè thu năm 1953, một nghìn học sinh, thiếu sinh quân cùng với các thầy cô giáo và cán bộ phụ trách, tổ chức thành 11 đoàn hành quân từ Bắc Sơn (Lạng Sơn) qua biên giới Việt - Trung, từ Bằng Tường (Quảng Tây) đi tầu lên Lư Sơn thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Tôi ở trong đoàn 9, đến Lư Sơn vào trung tuần tháng 9 năm 1953 với những ấn tượng in đậm mãi trong trí nhớ: những con đường men theo sườn núi, suối chảy róc rách, mây bay lững lờ. Những người công nhân Trung Quốc làm đường, lưng ướt đẫm mồ hôi. Thỉnh thoảng gặp một phụ nữ bó chân.

14. PHẠM KIÊN - BÀI CHỌN IN SÁCH (Bài 2)

Bạn Chiến Thắng như tôi biết
Phạm Kiên 
(Đại tá CAND)
(Viết dựa theo lời kể của chị Trương thị Dần, vợ bạn Nguyễn Chiến Thắng) 
Bạn Nguyễn Chiến Thắng tư chất thông minh, ham học hỏi, có học vấn tốt, có đôi bàn tay vàng, giỏi một nghề và biết nhiều nghề. Chiến Thắng rất hiếu thảo với cha mẹ, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, dũng cảm đón nhận những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, có những cố gắng lớn lao để vượt lên số phận. Tiếc rằng số trời đã định. Chống lệnh, không ai chống được mệnh. Vận đen cứ dồn dập đổ lên đầu Chiến Thắng.

15. TẬP THỂ - THI LÀM THƠ THAY CHÁU TẢ ÔNG, BÀ.

CÙNG THI LÀM THƠ THAY CHÁU TẢ 
"ÔNG, BÀ NỘI, NGOẠI QUẾ LÂM" 

Giữ vững tiêu chí “Nhân văn - Trí Tuệ - Hài Hước”, Blog luson.quelam hàng tuần có mục “Thư giãn cuối tuần”. Thỉnh thoảng tổ chức cuộc “Thi”. Cuộc thi làm thơ thay các cháu tả ông, bà sau đây là một thí dụ thú vị.
BĐH - Từ bài tập làm văn bằng thơ, tả bà nội của một học sinh cấp 1 (trên blog Calathau), cụ 3B Trần Trung Hải "phát triển" thành bài tả "ông, bà nội, ngoại Quế Lâm" và đề nghị các cụ Làng ta hưởng ứng. Sau đó nổi hứng, cụ Khoa Phi nâng ý tưởng của cụ 3B lên tầm cao mới, đó là "Phát động cuộc thi thay cháu tả ông, bà nội, ngoại Quế Lâm". Lần này cụ Khoa Phi vẫn nhận là nhà tài trợ kim cương. Xin thông báo để các sĩ tử chuẩn bị lều chõng lên kinh dự thi. Còn sau đây là bài mồi của cụ Bóng Bàn Biển (3B):
Đề bài: Em hãy tả "ông, bà nội, ngoại Quế Lâm của em "

16. NGUYỄN CHIẾN THẮNG - BÀI CHỌN IN SÁCH

Xin cảm ơn bạn Quế Lâm của tôi.
Nguyễn Chiến Thắng
Hội lớp thật là vui! Bạn bè và thầy cô chúng mình lại có dịp hội ngộ. Một số bạn không may đã lên đường theo cụ Hồ, cụ Các Mác, cụ Lê Nin. Thấm thoắt, vừa ngày nào còn bé thơ học với nhau, mà giờ tóc đã bạc phơ… Có một số bạn đóng góp được nhiều cho đất nước hơn anh em, như Thế Phương, Xuân Thúy đã hy sinh cả tính mạng cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, trở thành những anh hùng liệt sĩ được "Tổ quốc ghi công". Đỗ Đồng nếm trải gian khổ trong chiến trường B. Đức Tấn góp một phần máu thịt cho trận chiến B52, "tàn nhưng không phế". Chu Việt Cường, Trương Trác, Vũ Túc… vào quân đội chiến đấu. Còn anh chị em chúng mình đều góp được một phần cho chiến thắng của dân tộc.