NHÂN VĂN-TRÍ TUỆ-HÀI HƯỚC

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

45. ĐINH VĂN ĐẶNG (GIANG)

QUÊN SAO ĐƯỢC NHỮNG KỶ NIỆM XƯA
Đinh văn Đặng (Giang)

Trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta chưa kết thúc, đời sống còn đang rất khó khăn thiếu thốn, tôi vừa đi làm kiếm sống, vừa học, thì tháng 5 năm 1953, khi tôi đang học lớp 5 (lớp đầu cấp II) ở khu rừng sơ tán của trường Hùng Vương tỉnh Phú Thọ, được anh trai là sĩ quan QĐND VN báo tin cho biết là tôi được sang Trung Quốc ăn học. Tôi mừng vui khôn xiết. Thế rồi ít ngày sau tôi được đưa đến một xã miền núi thuộc huyện Hạ Hoà tỉnh Phú thọ là nơi tập kết của 25 con em cán bộ trung, cao cấp của sư đoàn 312.

46/47 Thơ Vũ HỒNG QUANG & Lời bình của ĐỖ LONG

46.   Tiếng nước ta
(Viết cho cháu gái Lucy Vũ Minh Tú sinh ra và định cư ở Australia)
 

                                                                       Vũ Hồng Quang


Ông già rồi không nhớ được tiếng Anh
Cháu còn bé dễ quên tiếng Việt
Chắc sau này vốn từ cạn hết
Cháu chào ông: Hello!
Tiếng nước mình: ông, bà, chú, bác, thày, cô
Rồì: cháu, con, anh, chị, em... bao nhiêu cách gọi
Cháu cứ I, You tiếng Anh mà nói
Ông lắc đầu
chắc buồn lắm cháu ơi!

48. TRẦN TRUNG HẢI (Thơ)

MỘT THỜI QUẾ LÂM
                                   
                                                                                           Trung Hải
Đã đi
gần hết cuộc đời
Vẫn còn nhớ mãi
“Một thời Quế Lâm”
“Dục tài” trường cũ
không quên
Vườn ươm nhân cách
tạo nên Con Người.

49. CÔNG KỲ

NGÀY ĐẦU TIÊN MÁU LỬA
   Đinh Công Kỳ
Cuối năm 1945, giặc Pháp gây hấn và đánh chiếm nhiều vùng của Nam bộ, gia đình tôi chuyển từ Đà Lạt xuống Phan Rang. Trước tết âm lịch năm 1946 người lớn trong nhà bàn bạc xem nên ăn tết ở Phan Rang hay tiếp tục đi ra Bắc. Quyết định cuối cùng là phải đi ngay.

50. 51. 52 NGUYỆT ÁNH (3 bài )

50. TÂM SỰ NGÀY TẾT
Nguyệt Ánh

Tết đã qua rồi, nhưng hôm nay tôi lại muốn được trao đổi với các bạn những ý nghĩ của mình về cái tết. Tôi nghĩ rằng ai cũng đón tết nhưng mỗi người đón tết một cách khác nhau với những suy nghĩ khác nhau và tâm tư khác nhau. Nếu ai đó đặt câu hỏi: Tết là gì? thì bạn sẽ trả lời thế nào? Còn tôi, câu trả lời sẽ là: Tết là một ngày Giỗ lớn. Cảm nhận của tôi về ngày tết là như thế và tôi biết rất rõ rằng tôi đã có được cảm nhận này là từ Ba tôi.

53. QUANG TRUNG (Thơ) và LỜI BÌNH

TRƯỜNG CHÚNG MÌNH


                                                                              Vũ Quang Trung
                                                                                  ( Nhà báo )
Em nhỉ, ngày xưa trường chúng mình
Sông mềm như lụa, núi như tranh
Trúc đào sắc đỏ sân thêu nắng
Rặng liễu ven hồ soi tóc xanh

54. HỮU HÙNG & TRỌNG PHÚ

Lời tạm biệt trước lúc hồi kinh
                        (Hữu Hùng viết - Trọng Phú hiệu đính)
Lời BBT: K5 có nhiều "nhân vật" độc đáo. Chỉ riêng về cách kể chuyện, nếu Hà Nội có Tú Riềng (Hữu Hùng), thì trong TP Hồ Chí Minh có Tú Đoành (Trọng Phú). Một người nói chuyện theo phong cách tiếu lâm hiện đại (biệt danh là Tú Riềng vì khoái Cày tơ), một người rất có duyên "nổ" trong các câu chuyện phiếm (nên có biệt danh là Tú Đoành! Không biết có họ hàng gì với ngài Trạch Văn Đoành thời Tự lực Văn đoàn?). Hai cụ Tú gặp nhau là chuyện nổ "tan xác pháo".

55. MINH GƯƠNG

 Những kỷ niệm không bao giờ phai

                                                                                            Minh Gương
Tôi sinh ra và lớn lên trong một làng nhỏ bên sông Luộc. Làng tôi giống như một ốc đảo giữa biển lúa vàng vào những vụ mùa. Một biển vàng sóng sánh trong gió, thoang thoảng mùi thơm của tám xoan, di hương, nếp cái hoa vàng.

56. THANH MAI

Đi tìm nỗi nhớ tuổi thơ                     
                                                                                                                                                                             Thanh Mai
Đoàn chúng tôi bao gồm đoàn trưởng Hoàng Thế Long, hai đoàn phó Nguyễn Bích Ngân và Vũ Thanh Mai đã hô khẩu hiệu cả hai tháng trời, nhằm ngày lành tháng tốt 22-5-2000, giờ hoàng đạo mới hạ quyết tâm lên đường xuất ngoại du ngoạn theo kiểu “Tây ba lô” sang Quế Lâm thăm trường cũ. Đoàn “Tây ba lô” rất lười đi bộ, toàn đi tàu hỏa và taxi vì vậy phải tốn kém gấp đôi đi du lịch theo tour. Thế Long không rủ được ai ở chung phòng để chia sẻ kinh phí nên càng tốn kém hơn nhiều.

57. NGUYỄN NGỌC TRÂM

Chuyện của Ngọc Trâm
                                             
 Ngọc Trâm

Tôi là Nguyễn Ngọc Trâm, sinh ngày 29-1-1941. Tôi được tập trung đi Trung Quốc từ hè năm 1953, theo đoàn Thanh Hóa. Đoàn tôi có Minh Kim, Ngô Bè (Loan), Huyền, Dương Chí Trọng… Đến Việt Bắc đoàn sát nhập với đoàn Hà Nội, ở đó tôi chỉ còn nhớ có chị Bái.
Sang Lư Sơn tôi học lớp 4, và khi về Quế Lâm tôi cùng với Tiến Hoàn, Bích Ngân, Lệ Thủy… được nhấc lên lớp 5, lớp của chúng ta. Về nước tôi tiếp tục học ở Thanh Hóa, ở Chu Văn An, sang học ở Đại học Bắc Kinh; bị ốm về học tiếp ở Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

58. CHU VIỆT CƯỜNG

CHÌM NỔI CUỘC SỐNG TUỔI THƠ TÔI


                                                                         Chu Việt Cường

                                                                            (Đại tá.GS.TSKH)
Ông nội tôi dạy học ở Bần Yên Nhân (quê bà nội tôi), người ta gọi ông là cụ “Đồ Bần”. Bố tôi và bác ba tôi vì thế có vốn chữ nho và ra Hà Nội mở các cửa hàng câu đối và trướng. Bố tôi mở cửa hàng ở số 11 Hàng Giấy lấy hiệu là “Tùng Lâm”. Bác tôi mở cửa hàng ở số 2 Đồng Xuân lấy hiệu là “Tiến Cảnh”. Với những biển hiệu ngụy trang ấy bố và bác tôi kết hợp hoạt động cách mạng. Nhà tôi và nhà và bác  đều là cơ sở bí mật của các  đồng chí lãnh đạo của Đảng như: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Cừ (tức Phùng Lé), Đào Duy Kỳ, Khuất Duy Tiến, Văn Tiến Dũng... Có thời gian vợ con bác Trần Huy Liệu ở nhà tôi. Quan hệ của bố mẹ tôi với các bác lãnh đạo Đảng: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu… rất thân thiết.

59. NGUYỄN KIM NỮ HIẾU


TỰ TRUYỆN 
(đề nghị thay tên khác )

                                                                                Nữ Hiếu

Đường sang nước bạn


Mình nhớ mãi không quên, đó là một ngày cuối năm 1953, khi gia đình mình đang đang sống ở làng Ai, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hoá, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 60 km. Bố mình từ ATK (An toàn khu) về bàn với mẹ cho mình sang Trung Quốc học tập để “bằng chị bằng em”, và cũng để mẹ mình bớt vất vả chuyện gia đình mà tham gia công tác ở trường Đại học Y Việt Bắc. Lúc ấy, mình còn quá bé để hiểu rằng thế là cuộc đời mình từ đây đã sang trang.

60. LỆ THỦY

TÌNH QUẾ LÂM QUA CÁC THẾ HỆ

Lệ Thủy

Tôi không còn nhớ chính xác là trong hoàn cảnh nào và vào năm nào mà tôi, Tuyết Minh, Nữ Hiếu lại nhận nhau là chị em. Chỉ nhớ hồi học ở Quế Lâm, Hiếu là một cô bé rất đáng yêu. Khi mẹ Hiếu viết thư sang, Hiếu hay cho chúng tôi đọc, trong lá thư nào bà cũng nhắc câu “con gái bé bỏng của mẹ”. Tôi được biết hồi còn nhỏ, Hiếu bị bệnh lao xương nên chân yếu phải bó bột nhiều năm và phải có sự chăm sóc của mẹ, nên đi xa nhà thế này bà rất lo cho Hiếu.