NHÂN VĂN-TRÍ TUỆ-HÀI HƯỚC

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

17. ĐẶNG HỒNG PHƯƠNG- 1 BÀI THƠ IN SÁCH

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
                                     Đặng Hồng Phương
                                         (FainaPhuong)                                               
            Mỗi độ thu về, gió heo may
            Hà Nội vàng mơ, lá rơi đầy
            Sài gòn, trời trong, mây bát ngát
            Bồi hồi kỷ niệm, mắt lại cay.

18. LƯƠNG THÚY BÌNH - BÀI CHỌN IN SÁCH

GIỮ MÃI KỶ NIỆM ĐẸP CỦA THỜI THƠ ẤU
                                                                     Lương Thúy Bình
                                                                        (Đại tá CAND)
Con đường đến Lư Sơn-Quế Lâm, Nga ngữ Bắc Kinh.
Mùa hè 1953, 14 tuổi, tôi được chọn đi học tại trường TNVN ở Trung Quốc trong đoàn con cán bộ Liên khu III. Đoàn xuất phát từ Thanh Hóa ra Việt Bắc, đi ban đêm, không dám đi ban ngày, vì sợ máy bay Pháp ném bom. Trong đoàn có cả các em bé nên khi các em mỏi chân phải cho ngồi vào thúng để các anh chị lớn khiêng. Vì mới xa nhà lần đầu nên nhiều bạn khóc, muốn quay về. Chú Kỳ, người được giao dẫn đoàn đi, luôn khuyên bảo, dỗ dành các cháu, nhưng trên đường lên Việt Bắc có bạn Khanh, con bác Vũ Đình Huỳnh, cương quyết xin về, không đi nữa, làm cả đoàn rất buồn.

19. PHẠM ĐỖ ĐỒNG-BÀI CHỌN IN SÁCH

BẠN QUẾ LÂM GIỮA TRƯỜNG SƠN                                    
                                                                    Phạm Đỗ Đồng
                                                                         (Họa sĩ)       
chung một lán giữa rừng Trường Sơn, có một người hơi đặc biệt. Anh ta mặc một bộ đồ ni lông giống như lính từ miền Nam đi ra, nhưng lại đi vào. Một buổi sáng nọ thấy ngay sát đầu võng gần một gốc cây có một bãi phân tiêu chảy của ai đó. Điên quá, bèn la lớn, chắc chắn không có ai đủ “dũng cảm” dám nhận chuyện này. Nhưng anh ta nhận ngay, và tìm đất lấp đầy vào cho khỏi hôi và ruồi.

20.THU GIANG - 2 BÀI THƠ CHỌN IN SÁCH

Vũ Thu Giang
   (Song Thu) 

Mười trong một
Có lúc ngấm vị cay
Có lúc say vị đắng
Có quãng đời trống vắng
Oằn gánh nặng gian truân

21. PHẠM KIÊN - BÀI VIẾT VỀ ĐỨC TẤN

Sức sống mãnh liệt, nghị lực phi thường 
                                                                                Phạm Kiên
                                                                                  (Đại tá CAND)  
 Năm 1955, rời trường Quế Lâm thân yêu, tôi cùng Nguyễn Đức Tấn lên học tại Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh. Hai chúng tôi ở chung một phòng và học cùng một lớp. Đức Tấn tính tình hiền hòa, khiêm tốn, nghiêm túc trong sinh hoạt, học giỏi, được thầy yêu, bạn quý. Sau 4 năm học Đức Tấn nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc.

22. THẠCH QUÂN (6 bài thơ )

                Hoàng Như Lý
                       (Thạch Quân)
                      Vụ trưởng - Cựu Đại sứ
                      Bài 1
                                                 HAI ĐÓA CÚC VÀNG
                                               (Avatar của Blog Thạch Quân)

                                  Cúc vàng hai đóa xinh xinh
                                  Thêu trên màu biếc bóng mình bóng ta
                                  Cầm tay suốt chặng đường xa
                                  Rưng rưng giọt lệ khóc nhòa hoàng hôn.
                                                                             (Quang Trung đề tặng)

23. TRẦN TRUNG HẢI - BÀI IN SÁCH

CHUYỆN CỦA ÔNG GIÁO LÀNG.
Trần Trung Hải
(Bóng bàn biển)
                                                           PCT Hội Đá quý Việt Nam
Chúng tôi thường gọi Bùi Công Sương là “ông Giáo làng” một cách trìu mến và thân tình như vậy vì nhiều lý do, cả thật và đùa vui nữa.
Gọi là ông Giáo làng vì có thời gian dài bạn làm Hiệu trưởng trường cấp 1, 2 tại làng Hoàng Mai, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì (gia đình bà Xã tôi cũng ở làng này). Và hơn thế nữa, vì bạn còn tận tụy suốt đời với “nghề gõ đầu trẻ” ở những ngôi trường của nhiều làng quê khác nhau. Tuy là Hiệu trưởng nhưng B.C.Sương lại có tác phong rất giản dị của một ông giáo làng điển hình, từ ăn mặc, nói năng, đi lại… (ngay sau này, thời mà đa số đã đi xe máy loại “Kich”, “Cup” thì bạn vẫn với chiếc "mũ cối" trên đầu, đi xe đạp, hoặc cùng lắm là cưỡi “Babet…nhè”).

24. MAI ĐĂC TÂM- CHÙM 3 BÀI THƠ

Anh sẽ nói với em
     (Viết tặng người bạn đời)
                                              Mai Đắc Tâm
                                                  ( Cỏ Dại)
                                              Chuyên viên Ban Đối ngoại TW
Bạn tôi có bài thơ "Hỡi người vừa lạ vừa quen" viết tặng vợ thay quà mừng sinh nhật, tôi rất thích và ước ao có một ngày mình cũng sẽ có bài thơ gọi đùa là nịnh vợ. Giờ thì bài "nịnh vợ " đã ra đời. Chẳng dám so sánh với thơ bạn, nhưng đây là tiếng nói tự đáy lòng. Tôi viết từ cái thật mà chúng tôi yêu, chúng tôi đã trải qua, mong sau khi đọc các bạn cho một lời bình, để chia sẻ và động viên cùng Cỏ Dại.

25. THẦY GIÁO NGUYỄN ĐỨC CHÍNH - BÀI CHỌN IN SÁCH

BĐH – Anh Nguyễn Đức Chính, tác giả hồi ký dưới đây, nguyên Giáo viên dậy Lớp 3 ngay từ những ngày đầu ở Lư Sơn. Khi trường giải thể anh Chính chuyển sang công tác báo chí. Một thời gian dài anh là Phó TBT tạp chí Nhiếp ảnh Việt Nam. Trong chiến tranh chống Mỹ, anh Nguyễn Đức Chính đã đi B trong đội quân Nhiếp ảnh TTXGP. Anh được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương do có công đóng góp cho ngành Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây ghi lại cảm xúc của "thầy giáo Chính" khi cùng một nhóm cựu HS trường ta về thăm lại trường cũ Lư Sơn và Quế Lâm vào năm 2001. 

26. ĐỖ LONG - CHÙM 2 BÀI THƠ TUYỂN IN SÁCH

Bài 1:LỜI KHẤN LIỆT SỸ HOÀNG SA
Đỗ Long        
(GS.TS, Viện trưởng Viện Tâm lý học Việt Nam)

Ngày ấy
Xương sắt đón ngăn sông
Da đồng chờ sẻ núi

Thân không hiềm mưa xối
Đầu đâu sợ nắng nung

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

27. NGUYỄN MINH ĐỨC - BÀI CHỌN IN SÁCH

TÌNH THÀY NGHĨA TRÒ
Nguyễn Minh Đức
BĐH - Do một sự "tình cờ mầu nhiệm" như lời tác giả bài viết này diễn tả - cụ Minh Đức, đã bắt liên lạc được với thầy Tuấn, hiện đang nghỉ hưu cùng gia đình tại Tp.Thái Nguyên. Từ manh mối này Minh Đức có được nhiều thông tin và hình ảnh quý về thầy Tuấn. Bài viết sau đây chỉ là một phần nhỏ tư liệu tác giả có được về thầy Tuấn.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

28. TRẦN KHÁNG CHIẾN - BÀI CHỌN ĐĂNG SÁCH.

Tôi và các anh khối lớp 5

Trần Kháng Chiến 

(Cựu học sinh Vỡ lòng A)


Tôi đến trường Thiếu nhi Việt Nam nhập học vào một ngày mùa hè năm 1954, khi 8 tuổi. Do chưa biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ nên tôi được bố trí vào học lớp vỡ lòng A, có nghĩa là dưới lớp tôi còn một lớp nhỏ hơn. 

Cuối 1954 trường Lục quân Việt Nam chuyển đến Quế Lâm. Nhiều học sinh trường ta có người thân tại trường Lục quân được đón ra chơi, có khi còn được phép ở lại trường mấy ngày. Tôi là một trong số những người như thế, vì vậy tôi có dịp được làm quen và sau này trở nên thân thiết với các anh cùng hoàn cảnh nhưng lớn tuổi hơn tôi, học lớp 5, như các anh Nguyễn Nguyên Hân, Trần Công Bình, Nguyễn Đỗ Bảo.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

29.NGUYÊN HÂN - BÀI CHỌN IN SÁCH

Hành hương về ATK
Ghi chép: Nguyên Hân 
Như những năm trước, nay cũng vào tháng 12, lần thứ tư đoàn cựu Thiếu sinh quân (TSQ) Cục Tổ chức (CTC) Tổng cục Chính trị (TCCT) về thăm lại chốn xưa; 40 đồng đội cũ cả nam và nữ đi trên một chuyến xe rộng rãi, xe chạy qua nhiều địa phương mà cái tên gợi bao kỉ niệm về thời kháng chiến: Giang Tiên, Bờ Đậu, Phố Đu, Phố Ngữ, Quán Vuông. Lại gặp rừng cọ xanh non tươi tốt, gặp những đồi chè mới trồng và nhiều loài cây cỏ quen thuộc ngày nào. Thật nhớ quá, khi thấy lại những bụi lau xám đang mùa trổ mầu tím như hoa (bất giác nhớ câu: Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son).

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

30. DƯƠNG NGHIỆP CHÍ - BÀI CHỌN IN SÁCH (Bài thứ 2)

"CHƯA THẤY AI THẬT THÀ ĐẾN VẬY"
Dương Nghiệp Chí

Bạn Hoàng Thế Long mấy lần thúc giục tôi:
- Tớ nghe nói hồi nhỏ cậu nghịch ngợm, “ba gai” lắm phải không? Cái hồi cậu ở Nam Ninh mà mãi tới đầu lớp 8 chúng mình mới chuyển từ Quế Lâm về đấy ấy! Cậu viết lại thời ấy đi, ôn lại những kỷ niệm vui thôi mà, còn ai chẳng biết chúng mình đã trưởng thành ra sao. Đúng Không?

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

31. NHẬT LỆ - BÀI CHỌN IN SÁCH .

Ký ức tuổi thơ
Nhật Lệ
Các anh chị Lư Sơn-Quế Lâm (LS-QL) thân mến!
Các bạn (anh chị) khối lớp 4 thân mến!
Các bạn lớp 4 của tôi thân mến!
Tôi là Hoàng Thị Nhật Lệ, xin gửi tới các anh chị, các bạn tình thương yêu của người anh em cùng gia đình LS-QL.

32. NGUYỄN TRƯƠNG TRÁC - BÀI CHỌN IN SÁCH

Nhớ bạn Đặng Việt Thường 
(Nhân 5 năm ngày bạn đi xa)


Nguyễn Trương Trác 

Vậy mà đã 5 năm Đặng Việt Thường vĩnh biệt chúng ta. Thường mất ngày 17 tháng 9 năm 2004, tức mồng 4 tháng 8 năm Giáp Thân. Thời gian như giòng nước cứ mải miết trôi nhưng đôi bờ sông thì vĩnh viễn còn đó. Tuy Thường đã đi xa nhưng hình ảnh, giọng nói, những kỉ niệm của Thường vẫn sống cùng với chúng ta. Chúng ta vẫn thường nghĩ, thường nhắc lại những câu chuyện về Thường, dường như đó không phải là những kỉ niệm, mà chính là Thường vẫn đang sống cùng chúng ta...

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

33 . THẾ LONG - TÁC PHẨM CHỌN IN

KỂ CHUYỆN THIẾU SINH QUÂN 
CỤC TỔ CHỨC TCCT
(Hoàng Thế Long)

Đường lên Việt Bắc 
Đoàn chúng tôi gồm con các cán bộ Quân giới Liên khu 3-4. Cuối năm 1952 các bạn tập trung tại nhà tôi ở Thanh Hóa để cùng đi lên Việt Bắc, chuẩn bị đi học ở Trung Quốc. 
Khoảng độ 4 - 5 ngày thì các bạn tập trung đủ, có những người từ Nghệ An, Hà Tĩnh ra. Điều may mắn nhất với đoàn chúng tôi là được các chú, các anh kết hợp chuyến công tác từ Khu 4 lên Cục Quân giới trên Việt Bắc chở đi bằng xe đạp, không phải đi bộ. 

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

34. Trịnh Huy Châu - về Xuân Thiên


 Đằm thắm một tình bạn…
Trịnh Huy Châu 
Hồi ở trường Quế Lâm, tôi và Xuân Thiên cùng học lớp 5A, thân nhau không biết từ khi nào; chỉ biết rằng chúng tôi đã giữ mãi tình bạn thân thiết và sâu lắng ấy cho đến tận ngày Xuân Thiên ra đi về cõi vĩnh hằng. Ngay cả lúc này, bao nhiêu năm đã trôi qua, trong ký ức của tôi, Xuân Thiên vẫn thường hiện về với hình ảnh một con người cương nghị, giản dị, ít nói nhưng giàu tình cảm, thủy chung, nụ cười hiền với chiếc răng khểnh rất đáng yêu... 

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

35 . DƯƠNG NGHIỆP CHÍ - TÁC PHẢM CHỌN IN SÁCH

Tản mạn tuổi già 
(Dương Nghiệp Chí)
Đúng là dòng sông nào cũng không ngừng chảy, còn những kỷ niệm cứ ứ đọng lại như được bao quanh bởi bốn bức tường thép, ngày càng đầy ắp. Thường thì những kỷ niệm thời càng trẻ, càng nằm sâu phía dưới, nhưng ở tôi lại khác. Những kỷ niệm thời trẻ cứ trỗi lên trên. Nó trỗi lên trong đôi khi rảnh rỗi. Nó trỗi lên cả trong những giấc mơ. Người ta bảo loại người như tôi, về già lại hay sống nặng với quá khứ. Thật vậy, cái quá khứ đầy ắp những kỷ niệm, chỉ có thể điểm qua vài nét.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

36. CÔNG LÝ. BÀI CHỌN IN SÁCH


TIA CHỚP CỦA SỐ PHẬN

                                                                  Hoàng Công Lý


Tôi sinh ngày 16 tháng 10 năm 1941 tại một nhà hộ sinh trên phố Quán Sứ Hà Nội. Cha mẹ tôi đều là người gốc Huế. Năm 1933 cha tôi, Hoàng Như Tiếp, tốt nghiệp khóa đầu tiên tại khoa Kiến trúc của trường Mỹ thuật Đông Dương, ông đưa gia đình ra Hà Nội sinh sống. Ra trường ông mở xưởng vẽ tư nhân cộng tác với kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và họa sĩ Tô Ngọc Vân. 

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

37. TRẦN XUÂN HOÀI

TẢN MẠN… MỘT LỤC THẬP HOA GIÁP


                                                        Trần Xuân Hoài


1955 cuối hè, đã hai năm trên đất Trung Hoa, còn đất nước mình thì đã hòa bình một năm rồi. Hoa trúc đào tím ngát quanh sân trường Quế Lâm. Cả lớp đang mải mê chơi đùa bỗng thấy chị Quế đến sát bên cạnh, đặt tay nhè nhẹ lên vai “Hoài ra đây chị bảo”.

38. QUANG TRUNG ( Về anh Toàn giáo viên TDTT)

TRÒ 70 MỪNG THẦY 80 !
                                                                                     Quang Trung

Thầy Phạm Bằng Toàn, giáo viên thể dục thể thao (TDTT) của trường TNVN Lư Sơn-Quế Lâm (LSQL) 1953 - 1957. Theo quy định xưng hô thời đó chúng ta xưng “em” và gọi thầy cô giáo bằng “Anh/Chị”. Thật ra so tuổi đời, các anh chị giáo viên cũng chỉ hơn học sinh lớp 6 (lớp lớn nhất trường) chỉ khoảng 6 - 7 tuổi!

39. VŨ DUY KHẮC ( Về Trần Đình Hoan)

Trần Đình Hoan, xa mà gần!
 Vũ Duy Khắc
Rất hoan nghênh BĐH Blog đã phát động đợt viết về “Tình Quế Lâm”. Một số bạn đã viết, bây giờ tôi xin kể chuyện của của tôi, liên quan đến một bạn khối lớp 3. Đó là bạn Trần Đình Hoan. Câu chuyện xảy ra lúc bạn Hoan đương chức UV BCT, Trưởng Ban TCTƯ. Chuyện thế này:

40. 41. TRỊNH BÁ PHIẾN (2 bài )

Làng ảo - Tình thật
 (Tên tạm đặt)
                                                                      Trịnh Bá Phiến
                                                                       (FIOHANTB)
Chúng tôi, hai ông bà hưu trí tại Hà Nội. “Bà xã” Nguyễn Minh Hoà, cựu học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam Internat Moskva (Internat – trường nội trú), nguyên là học sinh của trường Thiếu nhi Việt Nam Quế Lâm (TNVN QL) Dục Tài Học Hiệu, Khối 2, trong “Đoàn 70” sang Moskva (Liên Xô cũ).
Một ngày đầu năm 2009. Minh Hoà, chủ nhân căn hộ tầng ba bình thường của một khu tập thể Hà Nội, tiếp khách. Bạn cũ gặp nhau. Chị Lê Tiến Hoàn - người chị, người bạn Internat đến thăm Minh Hoà mới phục hồi sức khỏe sau căn bệnh hiểm nghèo. Khi thoáng thấy tôi có dùng máy vi tính vị khách là bạn đó như ánh lên một niềm vui thú, bảo chúng tôi nên vào blog để biết tình hình bạn bè. Quả thật vi tính thì tôi cũng đã xài qua mấy năm, có thể nói cũng đạt mấy chứng chỉ, nhưng blog thì chưa biết nếp tẻ ra sao.

42. THANH MAI

Lời tâm sự 
Thanh Mai
                                                                       
 Vào một ngày đầu năm 1953, bố mình đi công tác về thông báo cho cả nhà biết rằng mình sắp được sang Trung Quốc học. Mình mừng rỡ quá nhảy tâng tâng, đêm đêm nằm tưởng tượng ra nơi sắp đến, một chân trời mới lạ đang rộng mở chờ đón mình như thế nào…

43. CÔNG LÝ (Kể chuyện Đặng Việt Thường)

Anh đi rồi, tình anh để lại

                                                                          Công Lý


Một người bạn của Làng Quế Lâm ta - Đặng Việt Thường ra đi vào cõi vĩnh hằng đã 8 năm. Một ngày mùa thu, tưởng nhớ đến người bạn đã đi xa, tôi ghé thăm và thắp một nén nhang cầu mong cho hương hồn bạn được thanh thản nơi cõi xa xăm kia. Cô dâu của Quế Lâm, vợ của Thường, chị Hà ngồi tiếp tôi trong không gian tĩnh lặng, nỗi thương nhớ ẩn hiện trên nét mặt. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện đầy cảm xúc... 

44. TRƯƠNG TRÁC (A Thanh Phúc)

Vĩnh biệt tác giả ca khúc “Trường của em”

                                                                                      Trương Trác
Tác giả bài hát “Trường của em” là anh Nguyễn Thanh Phúc, giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4. Anh Thanh Phúc sinh năm 1933. Anh đã ra đi đêm mồng 1 rạng ngày mồng 2 tháng 6 năm 2012, thọ 80 tuổi, tại Hà Nội. Anh Thanh Phúc là giáo viên khác khối lớp nên tôi không được tiếp xúc nhiều. Tuy vậy cũng có một số kỉ niệm về anh.