NHÂN VĂN-TRÍ TUỆ-HÀI HƯỚC

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

01. VŨ ĐĂNG SINH - BÀI CHỌN IN SÁCH

Kể thêm về bạn Đức Tấn 
Vũ Đăng Sinh
Lời BĐH - Chúng ta đã được đọc bài viết của bạn Phạm Kiên về bạn Đức Tấn. Chúng ta đã vô cùng cảm phục trước tấm gương của bạn ta vượt lên số phận để sống có ích cho gia đình cho xã hội. Có thể nói tấm gương Đức Tấn là tấm gương "Bi kịch Lạc quan". Gần đây BĐH lại nhận được bài viết của bạn Vũ Đăng Sinh cho chúng ta biết một mặt khác của cuộc sống vật chất và tâm hồn Đức Tấn.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

02. HÀ ĐĂNG TÍN - BÀI CHỌN IN SÁCH

Thầy tôi 
Hà Đăng Tín 
(K3)
BĐH - Ngay từ ngày mới thành lập Blog luson.quelam (2008), chúng ta đã có phong trào viết hồi ký "TUỔI THƠ TÔI". Trong cuộc đời mỗi con người, tuổi thơ là những "trang đời" sâu đậm nhất, huống hồ chúng ta: cùng trang lứa, cùng hoàn cảnh rồi lại cùng nhau chung sống, cùng nhau được dưỡng dục dưới cùng một mái trường hầu như khép kín với thế giới bên ngoài, suốt 4-5 năm trời đằng đẵng xa cha mẹ, xa tổ quốc. 

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

03. QUANG TRUNG - BÀI CHỌN IN SÁCH

CUỘC CHIA TAY HOÀN HẢO
Vũ Quang Trung
Lời phi lộ - Tôi và Duy Khắc từ Sài Gòn ra Hà Nội thay mặt anh chị em bạn Quế Lâm Miền Nam dự lễ tang bạn Mai Tâm tổ chức vào ngày 9-8 vừa rồi. Như Duy Khắc phát biểu trước linh cữu Mai Tâm, "đây là đám tang bạn Quế Lâm đi đông đảo nhất, vì tất cả chúng mình đều yêu quý Mai Tâm...". Cũng như Duy Khắc, tôi được gia đình ưu tiên phá lệ cho phát biểu thay mặt bạn Quế Lâm. Tôi đã nói rằng "Đây là cuộc chia tay hoàn hảo bởi người sống cảm nhận rất rõ, Mai Tâm là người trả nghĩa cuộc đời đến phút giây cuối cùng...". Không có tham vọng nói đầy đủ về Mai Tâm - một người bạn Quế Lâm chẳng quyền cao chức trọng...

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

04.PHẠM ĐỖ ĐỒNG - BÀI CHỌN IN SÁCH (3)

MẸ CON TÔI
Phạm Đỗ Đồng
Hồi kháng chiến chín năm, sợ máy bay nên chúng tôi thường phải học ban đêm. Vì vậy, mỗi đứa phải có một cái đèn dầu hỏa, phổ biến là đèn Hoa Kỳ. Tôi không có đèn nên phải nhờ ánh sáng của bạn bên cạnh. Có một lần làm tóan chia số lẻ, tôi cứ ghé sát vào bạn, làm thầy tưởng tôi coppy nên suýt cho ăn “một cái gì đó”, nhưng may sao, bài giải của tôi đúng, còn bạn sai, nên thóat nạn. Nhưng nếu cả hai cùng đúng hoặc cả hai cùng sai như nhau thì sao nhỉ? Thầy đứng cạnh chúng tôi hơi lâu, chỉ cần thêm một tý nữa là không biết tôi có cầm nổi mà không trào nước mắt hay không? Và nếu khóc thì chỉ cần chừng đó thôi, tai họa cũng đủ đổ xuống đầu bất phân sai đúng!

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

05. NGUYỄN ANH TUẤN (CTV)

VỚI TRƯỞNG NAM CỦA THI SĨ HOÀNG CẦM
(Sưu tầm trên Blog Nguyễn Trọng Tạo)

Tôi trở lại một vùng quê Kinh Bắc xưa… Chợt cồn cào nhớ đến một nhà nghiên cứu văn hóa quê gốc Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đó là anh Hoàng Kỳ. Tôi thuộc thơ của thi sĩ Hoàng Cầm từ rất nhiều năm trước khi biết đến người con trai đầu của cụ. Qua nhà thơ Thanh Kim, phóng viên báo Bắc Giang, tôi được gặp anh lần đầu tại thư viện của thị xã Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ). Mới gặp, anh có vẻ lịch sự xã giao, thậm chí như hơi đề phòng - thói quen hình thành trong một hoàn cảnh gia đình đầy sóng gió đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc đời anh… Nhưng dần dà, cái vỏ ngoài ấy đã biến mất hẳn sau nửa giờ trò chuyện, khi anh hiểu rõ rằng: trước mặt anh là một “con mọt sách”, đang muốn tìm hiểu về văn hóa vùng Kinh Bắc… 

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

06. VŨ DUY KHẮC - THƠ CHỌN IN SÁCH (Bài 2)

Hơn cả tình bạn
Vũ Duy Khắc


Tôi với Trung Hải cùng quê Kiến Thụy (Hải phòng). Hai ông Bố cũng là bạn chiến đấu. Năm 1966 bố tôi ra đảo Cát Bà họp và bị máy bay Mỹ thả bom nên đã hy sinh tại đó. Thời kì đó máy bay Mỹ đánh phá liên tục cảng Hải Phòng và đảo Cát Bà. Đáng lẽ buổi họp đó chỉ cần cấp trưởng phòng tham dự nhưng phân công vị nào cũng tìm lý do thoái thác vì sợ. Cuối cùng bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở phải đi. Và cụ đã chết thay cho bọn họ! Tiếc rằng sau đó cụ không được công nhận là liệt sĩ.

07. NGUYỄN NGỌC TIẾN - BÀI CHỌN IN SÁCH

Một thời mãi không quên

Nguyễn Ngọc Tiến

Cuối năm 1951, tôi và một số bạn hành quân lên Việt Bắc để tập trung sang nước bạn học tập. Tất cả đều lần đầu tiên xa nhà, xa người thân, duy chỉ có tôi là được bố đi theo cùng. Chúng tôi phải đi bộ, luồn rừng, lội suối theo những lối mòn để tránh máy bay Pháp phát hiện. Vậy mà khi đến Khe Mo vẫn bị dính “thằng B26”, chúng tôi phải chui vào cống ẩn nấp. Sau đó chúng tôi đến hang Bắc Sơn. Đoàn tôi có thêm các bạn Giáng Vân và Chu Cường...

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

08. TRỊNH XUÂN DIỄN - BÀI CHỌN IN SÁCH

TỪ VIỆT BẮC ĐẾN LƯ SƠN TỰU TRƯỜNG
(Trích Hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên”

Trịnh Xuân Diễn

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), gia đình tôi rời Thủ đô tản cư lên Thái Nguyên, định cư tại thôn Phúc Thanh, huyện Phú Bình. Còn Bố tôi vẫn ở lại Hà Nội, làm việc tại Văn phòng Chính phủ, tiếp tục tham gia “Tự vệ thành chiến đấu”, rồi cùng cơ quan chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Mãi cuối năm 1949 mới gặp lại gia đình.

09. ĐINH CÔNG KỲ - 2 BÀI

1) “CHỨC” LỚP TRƯỞNG VÀ NHỮNG KỶ NIỆM ĐẸP 
VỀ CÁC ANH CHỊ GIÁO VIÊN Ở QUẾ LÂM 
Đinh Công Kỳ
Tôi nhớ, vào mùa thu 1954, các bạn ở Lư Sơn xuống Quế Lâm, còn một số chúng tôi (Huy Túc, Tài Đức, Đinh Kim Lân, Nguyệt Nga, Thúy Kim, Dục Tú…) trước ở Quế Lâm xuống Khu học xá, giờ lại quay lên Quế Lâm. Chúng ta tập hợp thành lớp 5.

10. ĐỖ ĐỒNG - BÀI CHỌN IN SÁCH

CÁ LÓC ĐẠI HÀN 
(Cá quả, nói theo tiếng Bắc) 

Phạm Đỗ Đồng
Thật ra những chuyện “săn bắt” ở trong rừng không phải chỉ xảy ra khi “bom ngơi, đạn nghỉ” mà còn xảy ra ngay cả dưới bụng những con “cá rô”, “cá lẹp” Mỹ (tên gọi hài hước cho trực thăng) Thế mới biết: Trong bất cứ trường hợp nào, "phải sống”, vẫn là điều mạnh mẽ nhất.

11. THẾ LONG - BÀI CHỌN IN SÁCH (Bài 2)

Dấu vết khảo cổ

Hoàng Thế Long (Diachuoansai)
Lời BĐH - Tháng 8 năm 2003, trong cuộc Hội thảo về Trường TNVN LS.QL.NN nhân kỉ niệm 50 năm thành lập Trường, Uỷ viên BCT TW ĐảngTrần Đình Hoan, trong tham luận của mình đã đánh giá: “Trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, và chúng ta có quyền tự hào coi đó là một mô hình giáo dục tốt cần phải được nghiên cứu học tập”. Chúng ta hiểu, đây không chỉ là cảm nghĩ của “bạn Hoan lớp 3 trường ta”, mà là đúc kết của nhiều cơ quan có trách nhiệm được gửi gắm vào lời phát biểu chính thức của Trưởng Ban Tổ chức TW Đảng - đơn vị chính đã thành lập và quản lý Trường TNVN LS.QL theo chỉ thị của Bác Hồ. Giờ đây, sau hơn nửa thế kỷ, Thầy trò cùng trưởng thành và cùng có độ lùi để tự nhìn lại mình bằng con mắt tỉnh táo hơn. BĐH xin giới thiệu sau đây bài viết của blogger Diachuoansai (Thế Long) và coi như là một “đề dẫn” cho cuộc “hội thảo bỏ túi” trên Blog của K5. Rất mong cácThầy Cô, các bạn đóng góp ý kiến kể cả “phản biện”.

12. HOÀNG THẮNG

1. Khóc Hoàng Kỳ

Hoàng Thắng (Nguyệt Sinh)
Đại tá CAND


Ô hô! Cũng một kiếp người
Thơ thì ở lại, cuộc đời đã xong
Suối vàng bạn có biết không?
Trần gian còn những tấm lòng tiếc thương!
Những người bạn cũ cùng trường
Sẽ còn đi tiếp đoạn đường dở dang
Yên nghỉ nhé nơi Suối Vàng
Khỏi lo bao nỗi trần gian nhọc nhằn!
Vĩnh biệt! Một Văn nhân!

Hà Nội, 2-2-2008

13. HỒ ANH DŨNG - BÀI CHỌN IN SÁCH

NHỚ NHỮNG NGÀY Ở LƯ SƠN-
QUẾ LÂM-KHX NAM NINH
(Trích hồi ký)
Hồ Anh Dũng 

(Nguyên TGĐ Truyền hình Việt Nam)
Vào hè thu năm 1953, một nghìn học sinh, thiếu sinh quân cùng với các thầy cô giáo và cán bộ phụ trách, tổ chức thành 11 đoàn hành quân từ Bắc Sơn (Lạng Sơn) qua biên giới Việt - Trung, từ Bằng Tường (Quảng Tây) đi tầu lên Lư Sơn thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Tôi ở trong đoàn 9, đến Lư Sơn vào trung tuần tháng 9 năm 1953 với những ấn tượng in đậm mãi trong trí nhớ: những con đường men theo sườn núi, suối chảy róc rách, mây bay lững lờ. Những người công nhân Trung Quốc làm đường, lưng ướt đẫm mồ hôi. Thỉnh thoảng gặp một phụ nữ bó chân.

14. PHẠM KIÊN - BÀI CHỌN IN SÁCH (Bài 2)

Bạn Chiến Thắng như tôi biết
Phạm Kiên 
(Đại tá CAND)
(Viết dựa theo lời kể của chị Trương thị Dần, vợ bạn Nguyễn Chiến Thắng) 
Bạn Nguyễn Chiến Thắng tư chất thông minh, ham học hỏi, có học vấn tốt, có đôi bàn tay vàng, giỏi một nghề và biết nhiều nghề. Chiến Thắng rất hiếu thảo với cha mẹ, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, dũng cảm đón nhận những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, có những cố gắng lớn lao để vượt lên số phận. Tiếc rằng số trời đã định. Chống lệnh, không ai chống được mệnh. Vận đen cứ dồn dập đổ lên đầu Chiến Thắng.

15. TẬP THỂ - THI LÀM THƠ THAY CHÁU TẢ ÔNG, BÀ.

CÙNG THI LÀM THƠ THAY CHÁU TẢ 
"ÔNG, BÀ NỘI, NGOẠI QUẾ LÂM" 

Giữ vững tiêu chí “Nhân văn - Trí Tuệ - Hài Hước”, Blog luson.quelam hàng tuần có mục “Thư giãn cuối tuần”. Thỉnh thoảng tổ chức cuộc “Thi”. Cuộc thi làm thơ thay các cháu tả ông, bà sau đây là một thí dụ thú vị.
BĐH - Từ bài tập làm văn bằng thơ, tả bà nội của một học sinh cấp 1 (trên blog Calathau), cụ 3B Trần Trung Hải "phát triển" thành bài tả "ông, bà nội, ngoại Quế Lâm" và đề nghị các cụ Làng ta hưởng ứng. Sau đó nổi hứng, cụ Khoa Phi nâng ý tưởng của cụ 3B lên tầm cao mới, đó là "Phát động cuộc thi thay cháu tả ông, bà nội, ngoại Quế Lâm". Lần này cụ Khoa Phi vẫn nhận là nhà tài trợ kim cương. Xin thông báo để các sĩ tử chuẩn bị lều chõng lên kinh dự thi. Còn sau đây là bài mồi của cụ Bóng Bàn Biển (3B):
Đề bài: Em hãy tả "ông, bà nội, ngoại Quế Lâm của em "

16. NGUYỄN CHIẾN THẮNG - BÀI CHỌN IN SÁCH

Xin cảm ơn bạn Quế Lâm của tôi.
Nguyễn Chiến Thắng
Hội lớp thật là vui! Bạn bè và thầy cô chúng mình lại có dịp hội ngộ. Một số bạn không may đã lên đường theo cụ Hồ, cụ Các Mác, cụ Lê Nin. Thấm thoắt, vừa ngày nào còn bé thơ học với nhau, mà giờ tóc đã bạc phơ… Có một số bạn đóng góp được nhiều cho đất nước hơn anh em, như Thế Phương, Xuân Thúy đã hy sinh cả tính mạng cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, trở thành những anh hùng liệt sĩ được "Tổ quốc ghi công". Đỗ Đồng nếm trải gian khổ trong chiến trường B. Đức Tấn góp một phần máu thịt cho trận chiến B52, "tàn nhưng không phế". Chu Việt Cường, Trương Trác, Vũ Túc… vào quân đội chiến đấu. Còn anh chị em chúng mình đều góp được một phần cho chiến thắng của dân tộc.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

17. ĐẶNG HỒNG PHƯƠNG- 1 BÀI THƠ IN SÁCH

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
                                     Đặng Hồng Phương
                                         (FainaPhuong)                                               
            Mỗi độ thu về, gió heo may
            Hà Nội vàng mơ, lá rơi đầy
            Sài gòn, trời trong, mây bát ngát
            Bồi hồi kỷ niệm, mắt lại cay.

18. LƯƠNG THÚY BÌNH - BÀI CHỌN IN SÁCH

GIỮ MÃI KỶ NIỆM ĐẸP CỦA THỜI THƠ ẤU
                                                                     Lương Thúy Bình
                                                                        (Đại tá CAND)
Con đường đến Lư Sơn-Quế Lâm, Nga ngữ Bắc Kinh.
Mùa hè 1953, 14 tuổi, tôi được chọn đi học tại trường TNVN ở Trung Quốc trong đoàn con cán bộ Liên khu III. Đoàn xuất phát từ Thanh Hóa ra Việt Bắc, đi ban đêm, không dám đi ban ngày, vì sợ máy bay Pháp ném bom. Trong đoàn có cả các em bé nên khi các em mỏi chân phải cho ngồi vào thúng để các anh chị lớn khiêng. Vì mới xa nhà lần đầu nên nhiều bạn khóc, muốn quay về. Chú Kỳ, người được giao dẫn đoàn đi, luôn khuyên bảo, dỗ dành các cháu, nhưng trên đường lên Việt Bắc có bạn Khanh, con bác Vũ Đình Huỳnh, cương quyết xin về, không đi nữa, làm cả đoàn rất buồn.

19. PHẠM ĐỖ ĐỒNG-BÀI CHỌN IN SÁCH

BẠN QUẾ LÂM GIỮA TRƯỜNG SƠN                                    
                                                                    Phạm Đỗ Đồng
                                                                         (Họa sĩ)       
chung một lán giữa rừng Trường Sơn, có một người hơi đặc biệt. Anh ta mặc một bộ đồ ni lông giống như lính từ miền Nam đi ra, nhưng lại đi vào. Một buổi sáng nọ thấy ngay sát đầu võng gần một gốc cây có một bãi phân tiêu chảy của ai đó. Điên quá, bèn la lớn, chắc chắn không có ai đủ “dũng cảm” dám nhận chuyện này. Nhưng anh ta nhận ngay, và tìm đất lấp đầy vào cho khỏi hôi và ruồi.

20.THU GIANG - 2 BÀI THƠ CHỌN IN SÁCH

Vũ Thu Giang
   (Song Thu) 

Mười trong một
Có lúc ngấm vị cay
Có lúc say vị đắng
Có quãng đời trống vắng
Oằn gánh nặng gian truân

21. PHẠM KIÊN - BÀI VIẾT VỀ ĐỨC TẤN

Sức sống mãnh liệt, nghị lực phi thường 
                                                                                Phạm Kiên
                                                                                  (Đại tá CAND)  
 Năm 1955, rời trường Quế Lâm thân yêu, tôi cùng Nguyễn Đức Tấn lên học tại Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh. Hai chúng tôi ở chung một phòng và học cùng một lớp. Đức Tấn tính tình hiền hòa, khiêm tốn, nghiêm túc trong sinh hoạt, học giỏi, được thầy yêu, bạn quý. Sau 4 năm học Đức Tấn nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc.

22. THẠCH QUÂN (6 bài thơ )

                Hoàng Như Lý
                       (Thạch Quân)
                      Vụ trưởng - Cựu Đại sứ
                      Bài 1
                                                 HAI ĐÓA CÚC VÀNG
                                               (Avatar của Blog Thạch Quân)

                                  Cúc vàng hai đóa xinh xinh
                                  Thêu trên màu biếc bóng mình bóng ta
                                  Cầm tay suốt chặng đường xa
                                  Rưng rưng giọt lệ khóc nhòa hoàng hôn.
                                                                             (Quang Trung đề tặng)

23. TRẦN TRUNG HẢI - BÀI IN SÁCH

CHUYỆN CỦA ÔNG GIÁO LÀNG.
Trần Trung Hải
(Bóng bàn biển)
                                                           PCT Hội Đá quý Việt Nam
Chúng tôi thường gọi Bùi Công Sương là “ông Giáo làng” một cách trìu mến và thân tình như vậy vì nhiều lý do, cả thật và đùa vui nữa.
Gọi là ông Giáo làng vì có thời gian dài bạn làm Hiệu trưởng trường cấp 1, 2 tại làng Hoàng Mai, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì (gia đình bà Xã tôi cũng ở làng này). Và hơn thế nữa, vì bạn còn tận tụy suốt đời với “nghề gõ đầu trẻ” ở những ngôi trường của nhiều làng quê khác nhau. Tuy là Hiệu trưởng nhưng B.C.Sương lại có tác phong rất giản dị của một ông giáo làng điển hình, từ ăn mặc, nói năng, đi lại… (ngay sau này, thời mà đa số đã đi xe máy loại “Kich”, “Cup” thì bạn vẫn với chiếc "mũ cối" trên đầu, đi xe đạp, hoặc cùng lắm là cưỡi “Babet…nhè”).

24. MAI ĐĂC TÂM- CHÙM 3 BÀI THƠ

Anh sẽ nói với em
     (Viết tặng người bạn đời)
                                              Mai Đắc Tâm
                                                  ( Cỏ Dại)
                                              Chuyên viên Ban Đối ngoại TW
Bạn tôi có bài thơ "Hỡi người vừa lạ vừa quen" viết tặng vợ thay quà mừng sinh nhật, tôi rất thích và ước ao có một ngày mình cũng sẽ có bài thơ gọi đùa là nịnh vợ. Giờ thì bài "nịnh vợ " đã ra đời. Chẳng dám so sánh với thơ bạn, nhưng đây là tiếng nói tự đáy lòng. Tôi viết từ cái thật mà chúng tôi yêu, chúng tôi đã trải qua, mong sau khi đọc các bạn cho một lời bình, để chia sẻ và động viên cùng Cỏ Dại.

25. THẦY GIÁO NGUYỄN ĐỨC CHÍNH - BÀI CHỌN IN SÁCH

BĐH – Anh Nguyễn Đức Chính, tác giả hồi ký dưới đây, nguyên Giáo viên dậy Lớp 3 ngay từ những ngày đầu ở Lư Sơn. Khi trường giải thể anh Chính chuyển sang công tác báo chí. Một thời gian dài anh là Phó TBT tạp chí Nhiếp ảnh Việt Nam. Trong chiến tranh chống Mỹ, anh Nguyễn Đức Chính đã đi B trong đội quân Nhiếp ảnh TTXGP. Anh được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương do có công đóng góp cho ngành Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây ghi lại cảm xúc của "thầy giáo Chính" khi cùng một nhóm cựu HS trường ta về thăm lại trường cũ Lư Sơn và Quế Lâm vào năm 2001. 

26. ĐỖ LONG - CHÙM 2 BÀI THƠ TUYỂN IN SÁCH

Bài 1:LỜI KHẤN LIỆT SỸ HOÀNG SA
Đỗ Long        
(GS.TS, Viện trưởng Viện Tâm lý học Việt Nam)

Ngày ấy
Xương sắt đón ngăn sông
Da đồng chờ sẻ núi

Thân không hiềm mưa xối
Đầu đâu sợ nắng nung

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

27. NGUYỄN MINH ĐỨC - BÀI CHỌN IN SÁCH

TÌNH THÀY NGHĨA TRÒ
Nguyễn Minh Đức
BĐH - Do một sự "tình cờ mầu nhiệm" như lời tác giả bài viết này diễn tả - cụ Minh Đức, đã bắt liên lạc được với thầy Tuấn, hiện đang nghỉ hưu cùng gia đình tại Tp.Thái Nguyên. Từ manh mối này Minh Đức có được nhiều thông tin và hình ảnh quý về thầy Tuấn. Bài viết sau đây chỉ là một phần nhỏ tư liệu tác giả có được về thầy Tuấn.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

28. TRẦN KHÁNG CHIẾN - BÀI CHỌN ĐĂNG SÁCH.

Tôi và các anh khối lớp 5

Trần Kháng Chiến 

(Cựu học sinh Vỡ lòng A)


Tôi đến trường Thiếu nhi Việt Nam nhập học vào một ngày mùa hè năm 1954, khi 8 tuổi. Do chưa biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ nên tôi được bố trí vào học lớp vỡ lòng A, có nghĩa là dưới lớp tôi còn một lớp nhỏ hơn. 

Cuối 1954 trường Lục quân Việt Nam chuyển đến Quế Lâm. Nhiều học sinh trường ta có người thân tại trường Lục quân được đón ra chơi, có khi còn được phép ở lại trường mấy ngày. Tôi là một trong số những người như thế, vì vậy tôi có dịp được làm quen và sau này trở nên thân thiết với các anh cùng hoàn cảnh nhưng lớn tuổi hơn tôi, học lớp 5, như các anh Nguyễn Nguyên Hân, Trần Công Bình, Nguyễn Đỗ Bảo.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

29.NGUYÊN HÂN - BÀI CHỌN IN SÁCH

Hành hương về ATK
Ghi chép: Nguyên Hân 
Như những năm trước, nay cũng vào tháng 12, lần thứ tư đoàn cựu Thiếu sinh quân (TSQ) Cục Tổ chức (CTC) Tổng cục Chính trị (TCCT) về thăm lại chốn xưa; 40 đồng đội cũ cả nam và nữ đi trên một chuyến xe rộng rãi, xe chạy qua nhiều địa phương mà cái tên gợi bao kỉ niệm về thời kháng chiến: Giang Tiên, Bờ Đậu, Phố Đu, Phố Ngữ, Quán Vuông. Lại gặp rừng cọ xanh non tươi tốt, gặp những đồi chè mới trồng và nhiều loài cây cỏ quen thuộc ngày nào. Thật nhớ quá, khi thấy lại những bụi lau xám đang mùa trổ mầu tím như hoa (bất giác nhớ câu: Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son).

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

30. DƯƠNG NGHIỆP CHÍ - BÀI CHỌN IN SÁCH (Bài thứ 2)

"CHƯA THẤY AI THẬT THÀ ĐẾN VẬY"
Dương Nghiệp Chí

Bạn Hoàng Thế Long mấy lần thúc giục tôi:
- Tớ nghe nói hồi nhỏ cậu nghịch ngợm, “ba gai” lắm phải không? Cái hồi cậu ở Nam Ninh mà mãi tới đầu lớp 8 chúng mình mới chuyển từ Quế Lâm về đấy ấy! Cậu viết lại thời ấy đi, ôn lại những kỷ niệm vui thôi mà, còn ai chẳng biết chúng mình đã trưởng thành ra sao. Đúng Không?

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

31. NHẬT LỆ - BÀI CHỌN IN SÁCH .

Ký ức tuổi thơ
Nhật Lệ
Các anh chị Lư Sơn-Quế Lâm (LS-QL) thân mến!
Các bạn (anh chị) khối lớp 4 thân mến!
Các bạn lớp 4 của tôi thân mến!
Tôi là Hoàng Thị Nhật Lệ, xin gửi tới các anh chị, các bạn tình thương yêu của người anh em cùng gia đình LS-QL.

32. NGUYỄN TRƯƠNG TRÁC - BÀI CHỌN IN SÁCH

Nhớ bạn Đặng Việt Thường 
(Nhân 5 năm ngày bạn đi xa)


Nguyễn Trương Trác 

Vậy mà đã 5 năm Đặng Việt Thường vĩnh biệt chúng ta. Thường mất ngày 17 tháng 9 năm 2004, tức mồng 4 tháng 8 năm Giáp Thân. Thời gian như giòng nước cứ mải miết trôi nhưng đôi bờ sông thì vĩnh viễn còn đó. Tuy Thường đã đi xa nhưng hình ảnh, giọng nói, những kỉ niệm của Thường vẫn sống cùng với chúng ta. Chúng ta vẫn thường nghĩ, thường nhắc lại những câu chuyện về Thường, dường như đó không phải là những kỉ niệm, mà chính là Thường vẫn đang sống cùng chúng ta...

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

33 . THẾ LONG - TÁC PHẨM CHỌN IN

KỂ CHUYỆN THIẾU SINH QUÂN 
CỤC TỔ CHỨC TCCT
(Hoàng Thế Long)

Đường lên Việt Bắc 
Đoàn chúng tôi gồm con các cán bộ Quân giới Liên khu 3-4. Cuối năm 1952 các bạn tập trung tại nhà tôi ở Thanh Hóa để cùng đi lên Việt Bắc, chuẩn bị đi học ở Trung Quốc. 
Khoảng độ 4 - 5 ngày thì các bạn tập trung đủ, có những người từ Nghệ An, Hà Tĩnh ra. Điều may mắn nhất với đoàn chúng tôi là được các chú, các anh kết hợp chuyến công tác từ Khu 4 lên Cục Quân giới trên Việt Bắc chở đi bằng xe đạp, không phải đi bộ. 

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

34. Trịnh Huy Châu - về Xuân Thiên


 Đằm thắm một tình bạn…
Trịnh Huy Châu 
Hồi ở trường Quế Lâm, tôi và Xuân Thiên cùng học lớp 5A, thân nhau không biết từ khi nào; chỉ biết rằng chúng tôi đã giữ mãi tình bạn thân thiết và sâu lắng ấy cho đến tận ngày Xuân Thiên ra đi về cõi vĩnh hằng. Ngay cả lúc này, bao nhiêu năm đã trôi qua, trong ký ức của tôi, Xuân Thiên vẫn thường hiện về với hình ảnh một con người cương nghị, giản dị, ít nói nhưng giàu tình cảm, thủy chung, nụ cười hiền với chiếc răng khểnh rất đáng yêu... 

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

35 . DƯƠNG NGHIỆP CHÍ - TÁC PHẢM CHỌN IN SÁCH

Tản mạn tuổi già 
(Dương Nghiệp Chí)
Đúng là dòng sông nào cũng không ngừng chảy, còn những kỷ niệm cứ ứ đọng lại như được bao quanh bởi bốn bức tường thép, ngày càng đầy ắp. Thường thì những kỷ niệm thời càng trẻ, càng nằm sâu phía dưới, nhưng ở tôi lại khác. Những kỷ niệm thời trẻ cứ trỗi lên trên. Nó trỗi lên trong đôi khi rảnh rỗi. Nó trỗi lên cả trong những giấc mơ. Người ta bảo loại người như tôi, về già lại hay sống nặng với quá khứ. Thật vậy, cái quá khứ đầy ắp những kỷ niệm, chỉ có thể điểm qua vài nét.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

36. CÔNG LÝ. BÀI CHỌN IN SÁCH


TIA CHỚP CỦA SỐ PHẬN

                                                                  Hoàng Công Lý


Tôi sinh ngày 16 tháng 10 năm 1941 tại một nhà hộ sinh trên phố Quán Sứ Hà Nội. Cha mẹ tôi đều là người gốc Huế. Năm 1933 cha tôi, Hoàng Như Tiếp, tốt nghiệp khóa đầu tiên tại khoa Kiến trúc của trường Mỹ thuật Đông Dương, ông đưa gia đình ra Hà Nội sinh sống. Ra trường ông mở xưởng vẽ tư nhân cộng tác với kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và họa sĩ Tô Ngọc Vân. 

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

37. TRẦN XUÂN HOÀI

TẢN MẠN… MỘT LỤC THẬP HOA GIÁP


                                                        Trần Xuân Hoài


1955 cuối hè, đã hai năm trên đất Trung Hoa, còn đất nước mình thì đã hòa bình một năm rồi. Hoa trúc đào tím ngát quanh sân trường Quế Lâm. Cả lớp đang mải mê chơi đùa bỗng thấy chị Quế đến sát bên cạnh, đặt tay nhè nhẹ lên vai “Hoài ra đây chị bảo”.

38. QUANG TRUNG ( Về anh Toàn giáo viên TDTT)

TRÒ 70 MỪNG THẦY 80 !
                                                                                     Quang Trung

Thầy Phạm Bằng Toàn, giáo viên thể dục thể thao (TDTT) của trường TNVN Lư Sơn-Quế Lâm (LSQL) 1953 - 1957. Theo quy định xưng hô thời đó chúng ta xưng “em” và gọi thầy cô giáo bằng “Anh/Chị”. Thật ra so tuổi đời, các anh chị giáo viên cũng chỉ hơn học sinh lớp 6 (lớp lớn nhất trường) chỉ khoảng 6 - 7 tuổi!

39. VŨ DUY KHẮC ( Về Trần Đình Hoan)

Trần Đình Hoan, xa mà gần!
 Vũ Duy Khắc
Rất hoan nghênh BĐH Blog đã phát động đợt viết về “Tình Quế Lâm”. Một số bạn đã viết, bây giờ tôi xin kể chuyện của của tôi, liên quan đến một bạn khối lớp 3. Đó là bạn Trần Đình Hoan. Câu chuyện xảy ra lúc bạn Hoan đương chức UV BCT, Trưởng Ban TCTƯ. Chuyện thế này:

40. 41. TRỊNH BÁ PHIẾN (2 bài )

Làng ảo - Tình thật
 (Tên tạm đặt)
                                                                      Trịnh Bá Phiến
                                                                       (FIOHANTB)
Chúng tôi, hai ông bà hưu trí tại Hà Nội. “Bà xã” Nguyễn Minh Hoà, cựu học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam Internat Moskva (Internat – trường nội trú), nguyên là học sinh của trường Thiếu nhi Việt Nam Quế Lâm (TNVN QL) Dục Tài Học Hiệu, Khối 2, trong “Đoàn 70” sang Moskva (Liên Xô cũ).
Một ngày đầu năm 2009. Minh Hoà, chủ nhân căn hộ tầng ba bình thường của một khu tập thể Hà Nội, tiếp khách. Bạn cũ gặp nhau. Chị Lê Tiến Hoàn - người chị, người bạn Internat đến thăm Minh Hoà mới phục hồi sức khỏe sau căn bệnh hiểm nghèo. Khi thoáng thấy tôi có dùng máy vi tính vị khách là bạn đó như ánh lên một niềm vui thú, bảo chúng tôi nên vào blog để biết tình hình bạn bè. Quả thật vi tính thì tôi cũng đã xài qua mấy năm, có thể nói cũng đạt mấy chứng chỉ, nhưng blog thì chưa biết nếp tẻ ra sao.

42. THANH MAI

Lời tâm sự 
Thanh Mai
                                                                       
 Vào một ngày đầu năm 1953, bố mình đi công tác về thông báo cho cả nhà biết rằng mình sắp được sang Trung Quốc học. Mình mừng rỡ quá nhảy tâng tâng, đêm đêm nằm tưởng tượng ra nơi sắp đến, một chân trời mới lạ đang rộng mở chờ đón mình như thế nào…

43. CÔNG LÝ (Kể chuyện Đặng Việt Thường)

Anh đi rồi, tình anh để lại

                                                                          Công Lý


Một người bạn của Làng Quế Lâm ta - Đặng Việt Thường ra đi vào cõi vĩnh hằng đã 8 năm. Một ngày mùa thu, tưởng nhớ đến người bạn đã đi xa, tôi ghé thăm và thắp một nén nhang cầu mong cho hương hồn bạn được thanh thản nơi cõi xa xăm kia. Cô dâu của Quế Lâm, vợ của Thường, chị Hà ngồi tiếp tôi trong không gian tĩnh lặng, nỗi thương nhớ ẩn hiện trên nét mặt. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện đầy cảm xúc... 

44. TRƯƠNG TRÁC (A Thanh Phúc)

Vĩnh biệt tác giả ca khúc “Trường của em”

                                                                                      Trương Trác
Tác giả bài hát “Trường của em” là anh Nguyễn Thanh Phúc, giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4. Anh Thanh Phúc sinh năm 1933. Anh đã ra đi đêm mồng 1 rạng ngày mồng 2 tháng 6 năm 2012, thọ 80 tuổi, tại Hà Nội. Anh Thanh Phúc là giáo viên khác khối lớp nên tôi không được tiếp xúc nhiều. Tuy vậy cũng có một số kỉ niệm về anh.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

45. ĐINH VĂN ĐẶNG (GIANG)

QUÊN SAO ĐƯỢC NHỮNG KỶ NIỆM XƯA
Đinh văn Đặng (Giang)

Trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta chưa kết thúc, đời sống còn đang rất khó khăn thiếu thốn, tôi vừa đi làm kiếm sống, vừa học, thì tháng 5 năm 1953, khi tôi đang học lớp 5 (lớp đầu cấp II) ở khu rừng sơ tán của trường Hùng Vương tỉnh Phú Thọ, được anh trai là sĩ quan QĐND VN báo tin cho biết là tôi được sang Trung Quốc ăn học. Tôi mừng vui khôn xiết. Thế rồi ít ngày sau tôi được đưa đến một xã miền núi thuộc huyện Hạ Hoà tỉnh Phú thọ là nơi tập kết của 25 con em cán bộ trung, cao cấp của sư đoàn 312.

46/47 Thơ Vũ HỒNG QUANG & Lời bình của ĐỖ LONG

46.   Tiếng nước ta
(Viết cho cháu gái Lucy Vũ Minh Tú sinh ra và định cư ở Australia)
 

                                                                       Vũ Hồng Quang


Ông già rồi không nhớ được tiếng Anh
Cháu còn bé dễ quên tiếng Việt
Chắc sau này vốn từ cạn hết
Cháu chào ông: Hello!
Tiếng nước mình: ông, bà, chú, bác, thày, cô
Rồì: cháu, con, anh, chị, em... bao nhiêu cách gọi
Cháu cứ I, You tiếng Anh mà nói
Ông lắc đầu
chắc buồn lắm cháu ơi!

48. TRẦN TRUNG HẢI (Thơ)

MỘT THỜI QUẾ LÂM
                                   
                                                                                           Trung Hải
Đã đi
gần hết cuộc đời
Vẫn còn nhớ mãi
“Một thời Quế Lâm”
“Dục tài” trường cũ
không quên
Vườn ươm nhân cách
tạo nên Con Người.

49. CÔNG KỲ

NGÀY ĐẦU TIÊN MÁU LỬA
   Đinh Công Kỳ
Cuối năm 1945, giặc Pháp gây hấn và đánh chiếm nhiều vùng của Nam bộ, gia đình tôi chuyển từ Đà Lạt xuống Phan Rang. Trước tết âm lịch năm 1946 người lớn trong nhà bàn bạc xem nên ăn tết ở Phan Rang hay tiếp tục đi ra Bắc. Quyết định cuối cùng là phải đi ngay.

50. 51. 52 NGUYỆT ÁNH (3 bài )

50. TÂM SỰ NGÀY TẾT
Nguyệt Ánh

Tết đã qua rồi, nhưng hôm nay tôi lại muốn được trao đổi với các bạn những ý nghĩ của mình về cái tết. Tôi nghĩ rằng ai cũng đón tết nhưng mỗi người đón tết một cách khác nhau với những suy nghĩ khác nhau và tâm tư khác nhau. Nếu ai đó đặt câu hỏi: Tết là gì? thì bạn sẽ trả lời thế nào? Còn tôi, câu trả lời sẽ là: Tết là một ngày Giỗ lớn. Cảm nhận của tôi về ngày tết là như thế và tôi biết rất rõ rằng tôi đã có được cảm nhận này là từ Ba tôi.

53. QUANG TRUNG (Thơ) và LỜI BÌNH

TRƯỜNG CHÚNG MÌNH


                                                                              Vũ Quang Trung
                                                                                  ( Nhà báo )
Em nhỉ, ngày xưa trường chúng mình
Sông mềm như lụa, núi như tranh
Trúc đào sắc đỏ sân thêu nắng
Rặng liễu ven hồ soi tóc xanh

54. HỮU HÙNG & TRỌNG PHÚ

Lời tạm biệt trước lúc hồi kinh
                        (Hữu Hùng viết - Trọng Phú hiệu đính)
Lời BBT: K5 có nhiều "nhân vật" độc đáo. Chỉ riêng về cách kể chuyện, nếu Hà Nội có Tú Riềng (Hữu Hùng), thì trong TP Hồ Chí Minh có Tú Đoành (Trọng Phú). Một người nói chuyện theo phong cách tiếu lâm hiện đại (biệt danh là Tú Riềng vì khoái Cày tơ), một người rất có duyên "nổ" trong các câu chuyện phiếm (nên có biệt danh là Tú Đoành! Không biết có họ hàng gì với ngài Trạch Văn Đoành thời Tự lực Văn đoàn?). Hai cụ Tú gặp nhau là chuyện nổ "tan xác pháo".

55. MINH GƯƠNG

 Những kỷ niệm không bao giờ phai

                                                                                            Minh Gương
Tôi sinh ra và lớn lên trong một làng nhỏ bên sông Luộc. Làng tôi giống như một ốc đảo giữa biển lúa vàng vào những vụ mùa. Một biển vàng sóng sánh trong gió, thoang thoảng mùi thơm của tám xoan, di hương, nếp cái hoa vàng.

56. THANH MAI

Đi tìm nỗi nhớ tuổi thơ                     
                                                                                                                                                                             Thanh Mai
Đoàn chúng tôi bao gồm đoàn trưởng Hoàng Thế Long, hai đoàn phó Nguyễn Bích Ngân và Vũ Thanh Mai đã hô khẩu hiệu cả hai tháng trời, nhằm ngày lành tháng tốt 22-5-2000, giờ hoàng đạo mới hạ quyết tâm lên đường xuất ngoại du ngoạn theo kiểu “Tây ba lô” sang Quế Lâm thăm trường cũ. Đoàn “Tây ba lô” rất lười đi bộ, toàn đi tàu hỏa và taxi vì vậy phải tốn kém gấp đôi đi du lịch theo tour. Thế Long không rủ được ai ở chung phòng để chia sẻ kinh phí nên càng tốn kém hơn nhiều.

57. NGUYỄN NGỌC TRÂM

Chuyện của Ngọc Trâm
                                             
 Ngọc Trâm

Tôi là Nguyễn Ngọc Trâm, sinh ngày 29-1-1941. Tôi được tập trung đi Trung Quốc từ hè năm 1953, theo đoàn Thanh Hóa. Đoàn tôi có Minh Kim, Ngô Bè (Loan), Huyền, Dương Chí Trọng… Đến Việt Bắc đoàn sát nhập với đoàn Hà Nội, ở đó tôi chỉ còn nhớ có chị Bái.
Sang Lư Sơn tôi học lớp 4, và khi về Quế Lâm tôi cùng với Tiến Hoàn, Bích Ngân, Lệ Thủy… được nhấc lên lớp 5, lớp của chúng ta. Về nước tôi tiếp tục học ở Thanh Hóa, ở Chu Văn An, sang học ở Đại học Bắc Kinh; bị ốm về học tiếp ở Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

58. CHU VIỆT CƯỜNG

CHÌM NỔI CUỘC SỐNG TUỔI THƠ TÔI


                                                                         Chu Việt Cường

                                                                            (Đại tá.GS.TSKH)
Ông nội tôi dạy học ở Bần Yên Nhân (quê bà nội tôi), người ta gọi ông là cụ “Đồ Bần”. Bố tôi và bác ba tôi vì thế có vốn chữ nho và ra Hà Nội mở các cửa hàng câu đối và trướng. Bố tôi mở cửa hàng ở số 11 Hàng Giấy lấy hiệu là “Tùng Lâm”. Bác tôi mở cửa hàng ở số 2 Đồng Xuân lấy hiệu là “Tiến Cảnh”. Với những biển hiệu ngụy trang ấy bố và bác tôi kết hợp hoạt động cách mạng. Nhà tôi và nhà và bác  đều là cơ sở bí mật của các  đồng chí lãnh đạo của Đảng như: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Cừ (tức Phùng Lé), Đào Duy Kỳ, Khuất Duy Tiến, Văn Tiến Dũng... Có thời gian vợ con bác Trần Huy Liệu ở nhà tôi. Quan hệ của bố mẹ tôi với các bác lãnh đạo Đảng: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu… rất thân thiết.

59. NGUYỄN KIM NỮ HIẾU


TỰ TRUYỆN 
(đề nghị thay tên khác )

                                                                                Nữ Hiếu

Đường sang nước bạn


Mình nhớ mãi không quên, đó là một ngày cuối năm 1953, khi gia đình mình đang đang sống ở làng Ai, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hoá, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 60 km. Bố mình từ ATK (An toàn khu) về bàn với mẹ cho mình sang Trung Quốc học tập để “bằng chị bằng em”, và cũng để mẹ mình bớt vất vả chuyện gia đình mà tham gia công tác ở trường Đại học Y Việt Bắc. Lúc ấy, mình còn quá bé để hiểu rằng thế là cuộc đời mình từ đây đã sang trang.

60. LỆ THỦY

TÌNH QUẾ LÂM QUA CÁC THẾ HỆ

Lệ Thủy

Tôi không còn nhớ chính xác là trong hoàn cảnh nào và vào năm nào mà tôi, Tuyết Minh, Nữ Hiếu lại nhận nhau là chị em. Chỉ nhớ hồi học ở Quế Lâm, Hiếu là một cô bé rất đáng yêu. Khi mẹ Hiếu viết thư sang, Hiếu hay cho chúng tôi đọc, trong lá thư nào bà cũng nhắc câu “con gái bé bỏng của mẹ”. Tôi được biết hồi còn nhỏ, Hiếu bị bệnh lao xương nên chân yếu phải bó bột nhiều năm và phải có sự chăm sóc của mẹ, nên đi xa nhà thế này bà rất lo cho Hiếu.